Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

 Phỏng vấn là bước đệm quan trọng đối với mỗi ứng viên khi đi xin việc. Vậy để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn thì chúng ta phải hiểu rõ phỏng vấn là gì, các hình thức phỏng vấn phổ biến hiện nay. 

1. Phỏng vấn qua điện thoại

Đây là hình thức phỏng vấn khá thông dụng, ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ sử dụng điện thoại để phỏng vấn qua việc trao đổi thông tin và đánh giá khả năng ứng viên. Mục đích của việc phỏng vấn qua điện thoại là để sàng lọc ứng viên phù hợp cho buổi gặp mặt trực tiếp.

Phỏng vấn qua điện thoại có ưu điểm như là tiết kiệm thời gian, linh hoạt và tiện lợi. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số mặt hạn chế như không thể tạo ra môi trường phỏng vấn hoàn hảo và không thể đánh giá rõ được cử chỉ hay thái độ của ứng viên.

2. Phỏng vấn hành vi (Behavioral Interview)

Phỏng vấn hành vi được áp dụng với những vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm cao mà nhà tuyển dụng chủ yếu đánh giá kỹ năng và năng lực kinh nghiệm của các ứng viên thông qua các tình huống giả định.

Ở hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về các tình huống mà ứng viên đã từng đối mặt và kinh nghiệm giải quyết. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ quan sát thái độ, phản ứng tiếp nhận tình huống, hướng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề để tìm ra ứng viên phù hợp. Ngoài ra, hình thức này cũng có thể kết hợp với việc kiểm tra tâm lý và tính cách để có cái nhìn bao quát hơn về nhân viên.

Ưu điểm của phỏng vấn hành vi là giúp đánh giá khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian,...của ứng viên trong môi trường làm việc thực tế, giảm thiểu các thông tin chủ quan và đánh giá dựa trên cảm tính trong quá trình tuyển dụng. Mặc dù vậy, nó cũng có hạn chế như không thể đánh giá ứng viên trong các tình huống mới và không thể đánh giá được hết kỹ năng mềm của ứng viên.

3. Phỏng vấn hội đồng

Hình thức phỏng vấn này được khá nhiều các doanh nghiệp lựa chọn, quá trình phỏng vấn này diễn ra trong một ngày hay nhiều ngày tùy vào số lượng ứng viên qua sự sắp xếp của nhà tuyển dụng.

Đây là hình thức phỏng vấn mà hội đồng phỏng vấn gồm các thành viên đến từ phòng ban khác nhau, thay phiên nhau đặt những câu hỏi khác nhau dành cho các ứng viên để đánh giá ứng viên một cách toàn diện và đưa ra cái nhìn khách quan nhất và chính xác nhất nhằm lựa chọn được người phù hợp nhất với vị trí công việc mà doanh nghiệp cần.

Ưu điểm của hình thức này là đánh giá ứng viên một cách chính xác bởi hội đồng phỏng vấn chuyên môn và các câu hỏi đặt ra cũng sắc sảo hơn. Nhược điểm duy nhất của hình thức này là thường gây cho ứng viên sự căng thẳng và bị áp lực tâm lý.

4. Phỏng vấn nhóm (Phỏng vấn tập thể)

Đây cũng là hình thức khác phổ biến thường được dùng trong các công ty lớn. Ứng viên sẽ được tham gia phỏng vấn theo nhóm từ 2-3 người trong cùng một lần, nhận cùng một câu hỏi của nhà tuyển dụng và lần lượt trả lời theo quan điểm của mình. 

Thông thường, các câu hỏi đặt ra cho phỏng vấn nhóm là để đánh giá khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp và trình bày ý tưởng, kiểm tra tính linh hoạt, nhạy bén của mỗi ứng viên để xem xét phong cách làm việc của từng người và chọn ra người phù hợp.

5. Phỏng vấn nói chuyện

Với hình thức phỏng vấn này, các ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và yêu cầu được trả lời một cách tự do và chi tiết. Mục đích của phỏng vấn nói chuyện là để đánh giá kỹ năng giao tiếp và trình bày, tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc và giá trị cá nhân cũng như mục tiêu nghề nghiệp của từng ứng viên từ đó để hiểu rõ và lựa chọn ứng viên phù hợp.

6. Phỏng vấn gây áp lực (Pressure Interview)

Phương pháp phỏng vấn gây áp lực là một phương pháp phỏng vấn khá đặc biệt, được áp dụng với các vị trí nhân sự cấp cao hoặc đòi hỏi chuyên môn cao, khả năng chịu đựng áp lực tốt như: quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,...

Với hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi “khó nhằn” và đôi khi áp đặt để đánh giá khả năng chịu áp lực và xử lý tình huống của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra khả năng chịu áp lực, tư duy logic, khả năng xử lý tình huống của ứng viên.

Tuy nhiên, loại phỏng vấn này có thể gây ra các tác động tiêu cực đến tâm lý của các ứng viên khiến họ cảm thấy bất an, lo lắng, không tự tin trong quá trình phỏng vấn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự cân nhắc và sử dụng đúng mức để đánh giá khả năng ứng viên mà không gây ra tổn thương tâm lý cho họ.

Lời kết: Bài viết trên đã cho ta thấy rõ về  các hình thức phỏng vấn phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như sự chuẩn bị tốt nhất, kỹ càng nhất và phong thái tự tin nhất khi đi phỏng vấn. Mong rằng bạn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét